Tìm hiểu về gỗ tự nhiên và gỗ Veneer, cach phân biệt chi tiết nhất

Gỗ tự nhiên và gỗ Veneer có vẻ ngoài giống nhau tới 90%. Điều này khiến nhiều người không biết làm thế nào để phân biệt hai dòng vật liệu này?

Vì thế hãy dành vài phút đọc ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời gỗ tự nhiên và gỗ Veneer khác nhau thế nào. Qua đó bạn sẽ có thể phân biệt hai loại gỗ, tránh trường hợp bị người bán “dắt mũi” mua phải sản phẩm kém chất lượng. 

Đặc điểm nổi bật của gỗ tự nhiên và gỗ Veneer

Gỗ tự nhiên và gỗ Veneer đều là những vật liệu có tính ứng dụng cao trên thị trường hiện nay. Nó dùng sản xuất nội ngoại thất gia đình, văn phòng,…. Nếu bạn chưa hiểu rõ về hai loại này có thể tham khảo cụ thể thông tin dưới đây. 

Gỗ tự nhiên

Đúng như tên gọi gỗ tự nhiên(gỗ thịt) chính là sản phẩm từ 100% cây gỗ thịt được trồng ngoài thiên nhiên. Chẳng hạn: Gỗ Hương, Mun, Gụ, Sưa, Trắc, Thông, Xoan Đào, Căm Xe,…. Chúng được khai thác khi đạt đủ tuổi và trải qua quá trình tẩm sấy, sơ chế cơ bản. 

Gỗ thịt sở hữu vẻ đẹp rất riêng với những hình thù độc đáo của vân gỗ. Theo đó, gỗ có tuổi thọ càng lâu, thớ gỗ càng đẹp. Dòng vật liệu kể trên sở hữu những ưu điểm như:

  • Gỗ tự nhiên khai thác khi cây đủ tuổi sẽ có liên kết chắc chắn, rất dẻo dai. Sản phẩm chịu được sự va đập, dễ uốn nắn tạo hình. 
  • Độ bền vật liệu cao, khả năng chống thấm nước vượt trội. Đặc biệt không bị giãn nở, cong vênh hay biến dạng khi tiếp xúc trực tiếp với nước. 
  • Gỗ đa dạng về màu sắc, vân gỗ. Mỗi sản phẩm đều có tính “độc nhất” không lẫn với bất cứ loại chất liệu nào khác. Cây gỗ tuổi thọ càng cao, thớ gỗ càng dày dặn, màu sắc đậm, vân đẹp. 
  • Dễ chế tác thành nhiều kiểu dáng, hình thù khác nhau. Ngoài các kiểu đơn giản, người ta có thể chế tác, đục đẽo hoa văn phức tạp. 

Gỗ Veneer

Gỗ Veneer là dạng ván lạng từ gỗ tự nhiên dán lên cốt gỗ công nghiệp như: MDF, HDF, gỗ ván dăm,…. Thông thường người ta sẽ lạng ván từ loại gỗ tự nhiên thửa như phần cành, ngọn,…. Mỗi miếng Veneer chỉ dày từ 1 rem đến 2 ly. 

Vậy nên vật liệu này mang đặc trưng của cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp. Cụ thể:

  • Màu sắc gỗ Veneer đa dạng, bề mặt gỗ sáng bóng với những đường vân khá tự nhiên, nổi bật.  
  • Sở hữu vân gỗ tự nhiên với bề mặt sáng, tính linh hoạt cao. Hơn nữa, mặt gỗ được dán nên có thể ghép nhiều loại vân trang trí tạo hình mới lạ, hiện đại. 
  • Vật liệu có khả năng chống cong vênh và mối mọt cực tốt. Lõi gỗ Veneer đã qua xử lý kỹ lưỡng nên tính năng này tốt hơn các loại gỗ tự nhiên nguyên bản. 
  • Giá thành sản phẩm hợp lý, tính thẩm mỹ cao nên phù hợp với đại đa số khách hàng. 

Tuy nhiên, gỗ Veneer không chịu được nước và dễ bị nứt. Vậy nên trong quá trình sử dụng, quý vị cần hết sức lưu ý để đảm bảo tuổi thọ sản phẩm. 

Hướng dẫn phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ Veneer

Thực tế, bề mặt của hai loại gỗ kể trên khá giống nhau. Tuy nhiên những người không có kinh nghiệm thường rất dễ bị nhầm lẫn. Vậy làm thế nào phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ Veneer? Quý vị hãy tham khảo một số đặc điểm sau đây. 

Bề mặt gỗ tự nhiên và gỗ Veneer

Để kiểm tra vật liệu gỗ thuộc loại nào, bạn có thể thông qua mặt trước và sau của sản phẩm. Gỗ tự nhiên cắt xẻ trực tiếp nên thớ gỗ và vân gỗ ở hai mặt sẽ có sự tương đồng nhất định. Trong khi gỗ Veneer lại khá khác biệt. 

Bên cạnh đó, dùng vật sắc nhọn hoặc giấy nhám chà lên bề mặt gỗ cũng giúp chúng ta phân biệt được chất liệu. Đối với gỗ Veneer nếu chà mạnh sẽ thấy phần cốt gỗ bên trong lộ rõ khác hoàn toàn về màu sắc, vân gỗ với lớp ngoài cùng. Còn gỗ tự nhiên dù tác động thế nào vẫn không thay đổi. 

Lõi gỗ tự nhiên và Veneer

Nếu chỉ nhìn bề mặt, 80% người sẽ nhầm lẫn hai loại gỗ trên. Vậy nên một cách chắc chắn bạn có thể xác định đó là thông qua lõi gỗ. Gỗ tự nhiên rất chắc chắn, càng vào lõi bên trong màu sắc càng đậm dần. Bạn cũng dễ dàng nhìn thấy vân gỗ theo thớ với màu sắc rất tự nhiên. 

Trong khi đó, gỗ Veneer có cốt gỗ nhân tạo nên lõi không có vân. Quan sát kỹ bạn sẽ nhận ra lớp gỗ được ép lại với nhau. Hơn nữa, màu gỗ không khác biệt giữa các vết cắt. 

Giá thành

Ngoài những đặc điểm kể trên, bạn cũng có thể nhận biết gỗ tự nhiên và gỗ Veneer thông qua giá thành sản phẩm. Dễ nhận thấy gỗ Veneer giá thấp hơn hẳn so với gỗ thịt. Trong khi tính thẩm mỹ không hề thua kém gỗ tự nhiên. 

Đó cũng là lý do nhiều người ưu tiên gỗ Veneer hơn. Nếu lựa chọn loại cốt gỗ tốt, gia công kỹ lưỡng tuổi thọ sản phẩm sẽ làm bạn bất ngờ. 

Tính ứng dụng

Như vậy, gỗ Veneer và gỗ tự nhiên đều sở hữu vẻ thẩm mỹ tương đương. Tuy nhiên mỗi loại vật liệu lại có những ưu nhược điểm khác nhau. Vì thế, khi lựa chọn để gia công, quý vị cần tìm hiểu thật kỹ. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích sử dụng để đưa ra quyết định phù hợp. 

Với những vị trí khô ráo, không tiếp xúc với nước, ẩm ướt bạn có thể dùng gỗ Veneer. Chẳng hạn như: Bàn, ghế, tủ quần áo, bàn phấn,…. Trong khi gỗ tự nhiên dễ dàng ứng dụng tại nhiều khu vực khác nhau như nhà vệ sinh, phòng bếp, phòng ngủ, ngoài trời,….

Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện ngân sách để chọn loại vật liệu tốt nhất. Như vậy không gian của quý vị vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ, độ bền bỉ mà không bị áp lực về chi phí. 

===>> Xem thêm: Các sản phẩm đá ốp bếp tự nhiên nhân tạo tại đây

Một số loại gỗ Veneer nổi bật 

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, các nhà sản xuất cho ra đời không ít dòng gỗ Veneer chất lượng. Quý khách có thể tham khảo một số sản phẩm nổi bật sau:

Loại gỗ Veneer Chi tiết

Gỗ Veneer Xoan Đào

Gỗ Veneer Xoan Đào có màu sắc từ vàng nhạt đến gần như trắng. Sản phẩm sở hữu thớ gỗ rộng, to, thẳng và mặt đều. Khả năng chịu máy, bám ốc và dính keo của vật liệu kể trên cực tốt. 

Hơn nữa, loại này rất dễ đánh bóng, ít biến dạng khi sấy. Tuy nhiên, khả năng chống nước của nó khá thấp. 

Gỗ Veneer Sồi

Gỗ Veneer Sồi thường phân làm 2 loại: Sồi trắng và Sồi đỏ được nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Châu Âu. 

Ưu điểm của dòng kể trên là có khả năng chống va đập tốt, dễ dàng uốn bằng hơi nước. Tuy nhiên nó dễ biến dạng khi sấy hoặc phơi ngoài nắng. Vậy nên, người ta thường dùng gỗ Veneer Sồi để làm giường, tủ, bàn học,… 

Gỗ Veneer Óc Chó

Gỗ Veneer Óc Chó phần lớn nhập khẩu trực tiếp từ Bắc Mỹ. Sản phẩm nổi bật với dát gỗ màu trắng kem, tâm gỗ nâu nhạt hoặc nâu socola. Dòng này thường có ánh tím đỏ và sọc sậm. 

Theo tìm hiểu, gỗ Veneer Óc Chó được lấy từ thân cây Óc Chó. Nó có khả năng bám keo, đinh vít tốt. Đặc biệt, khi sơn phủ bề mặt, gỗ giữ sơn và màu nhuộm cực bền. 

Gỗ Veneer Tần Bì

Gỗ Veneer Tần Bì được kiến trúc sư sử dụng khá nhiều vì đặc tính gỗ đẹp, to, mộc. Vật liệu này có điểm gỗ sáng màu, vân gỗ rõ ràng, phù hợp với thiết kế yêu cầu vẻ đẹp tự nhiên nhưng lại mang sự hiện đại. 

Về tổng thể, dòng gỗ kể trên chịu lực tốt, kháng pha chạm, chống sốc nổi bật. Kèm với đó là khả năng chịu nén, chịu nước, chịu lực vượt trội. 

 

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã biết phân biệt gỗ tự nhiên và gỗ Veneer. Nếu không tự tin, đừng ngại kết nối với chuyên trang, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn chi tiết từ a – z. 

  • Văn Phòng: Số 29 ngõ 183 – Hoàng Văn Thái – Thanh Xuân – Hà Nội
  • Kho: số 68 – Dương Đình Nghệ – Cầu giấy – Hà Nội
  • Điện thoại: 032793456
  • Email: khodavn@gmail.com
  • Website: Khoda.vn
5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Bài viết cùng chuyên mục